Tác hại nguy hiểm khi bị mối xâm nhập và cách phòng ngừa an toàn

Decis.vn
10:31' SA - Thứ hai, 23/05/2016

Mối không những xâm nhập vào nhà tranh, vách nứa, mà còn xâm nhập vào những nhà xây dựng kiên cố, bê tông cốt thép; thâm nhập đường hầm cáp, nhà xưởng, nhà kho, thuỷ điện, gây chập mạch điện, ảnh hưởng các công trình kỹ thuật. Để khắc phục hậu quả, mỗi công trình phải cần kinh phí hàng chục triệu đồng để sữa chửa. Đặc biệt là các vật tư, nguyên liệu quí hiếm, các lưu trữ, các thư tịch cổ, các hiện vật bảo tồn, bảo tàng, giá trị không thể tính bằng tiền bạc.

1.Tập tính sinh hoạt của mối

Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu,tránh ánh sáng và theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen. Vào đầu tháng 3, tháng 4 hằng năm, mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở.

Mối cái là mối chúa chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.

Mối chúa có thể sống 10 năm: lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8.000 đến 10.000 trứng.

Mối lính phân hóa từ mối thợ, mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển, là vũ khí lợi hại của chúng.

Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non…. nên đóng vai trò gây hại chính.

38-35

2. Tác hại của Mối đối với công trình xây dựng:

Đối với những công trình kiến trúc nói chung, tác hại của mối gây ra cho các công trình là vấn đề rất đáng quan tâm của các nhà đầu tư và xây dựng. Mục tiêu xâm nhập của mối là gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ Cenllulose ( Gỗ, Giấy, Thảm…) những vật liệu này có nhiều ở các công trình xây dựng do đó việc xâm nhập vào công trình là điều tất yếu. Khi công trình bị mối xâm nhập thì không chỉ các vật liệu gỗ, giấy tờ tài liệu trong các công trình bị hủy hoại mà ngay cả kiến trúc của công trình cũng bị xuống cấp do việc làm tổ và đi tìm thức ăn của mối.

Theo điều tra cơ bản ở Việt Nam đã phát hiện trên 20 loài mối có mặt trong các công trình, có các mức độ và hình thức gây hại khác nhau. Đặc biệt phải kể đến đối với các công trình xây dựng là sự phá hoại của mối Coptotemes. Đây là giống mối phổ biến ở nhiều nước, và gây ra tác hại đáng hại nhất. Ở mối Coptotemes có một tuyến dịch tiết ra từ tuyến hạch trán ( pH ~4,5) có thể làm vủn vữa xây tường vì thế chúng có thể đi xuyên qua tường từ phòng này sang phòng khác, từ tầng dưới lên tầng trên để kiếm thức ăn. Tổ mối có thể nằm dưới nền nhà, trong lỗ hổng kiến trúc, trong panen, thậm chí trong tủ, hòm quần áo, trong chậu cảnh…

Như chúng ta đã biết về đặc tính sinh học của mối, sau thời gian bay giao hoán chúng tìm kiếm những khe nhỏ để là tổ. Vì làm tổ trong gỗ lên trong thời gian làm tổ chúng sống ẩn dật và không cần đi ra ngoài nên chúng ta có thể phát hiện được sự xâm nhập của mối, sau khi mối phát triển mạnh với nhiều cá thể thì chúng bắt đầu phá hoại một cách mạnh mẽ.

Xuất phát từ tổ mối chúng bắt đầu tiến hành phá hoại công trình, nội thất trang trí và các sản phẩm gỗ hoặc các vật dụng có nguồn gốc từ Cenllulose. Các vật dụng chi tiết khi bị mối xâm nhập nhìn bề ngoài tưởng như nguyên vẹn nhưng bên trong đã bị mối ăn ruỗng không còn giá trị sử dụng bắt buộc phải thay thế gây tổn hại kinh tế cho chủ sở hữu công trình.

Tác hại của mối không chỉ đối với các vật liệu gỗ mà còn ngay cả các máy móc thiết bị cũng không tránh khỏi sự phá hoại của mối. Để tìm được thức ăn mối luồn lách qua những khe nhỏ và đắp đường mui đất để đi, do đường đất của mối thường ẩm lúc mới đắp nên những thiết bị điện thường bị chập gây cháy nổ.

Có những loại mối như giống mối đất Odontotermes cũng ăn hại gỗ, chủ yếu là những loại gỗ tiếp giáp đất nhưng khi các cột gỗ đã bị rỗng thì chúng có thể leo lên đến tận trên cùng. Loài mối này làm tổ ở dưới nền đất, tổ của chúng thường là các ụ lớn và có rất nhiều khoang nằm sát mặt đất. Chúng sẽ đùn đất qua các khe đất ở nền nhà, đùn đất nên càng nhiều thì nền nhà càng rỗng, gây ra sụt lún nền nhà. Nếu tổ Mối to có thể gây ra sụt lún nền móng công trình.

3. Các phương pháp xâm nhập và phá hoại của Mối:

+ Tổ mối có sẵn ở nền công trình.

+ Tổ mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình.

+Vào mùa mưa, ẩm từng đàn cánh đông đến hàng vạn con bay giao hoan phân đàn, nhờ gió đẩy chúng vào các công trình và chú ẩn ở các khe nhỏ, khi có điều kiện thuận lợi một cặp mối cánh sẽ hình thành một tổ mối mới.

+ Do con người đưa mối vào công trình thông qua các đồ Gỗ, hay các hộp Carton có sẵn mối

thao22101437093558933

4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp diệt mối, bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người và tài sản

Không tự xịt thuốc diệt côn trùng vào nơi phát hiện có mối, vì nếu làm như vậy chỉ diệt được một số mối thợ, mối lính mà không diệt hết được cả tổ mối. Tùy theo tính chất, mức độ thực tế công trình và đặc điểm loại mối, có thể diệt mối trực tiếp bằng cách đào tổ, đốt hoặc dùng thuốc diệt mối hoặc theo phương pháp hóa sinh. Hiện nay, thường áp dụng phương pháp hóa sinh để diệt mối, có thể diệt được tất cả các tổ mối ở bất cứ vị trí nào trong công trình, chi phí thấp, hiệu quả cao, nhưng phải tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật (nhử mối, phun thuốc; thu dọn và kiểm tra kết quả). Đó là nhử và tập trung mối về một vị trí nhất định, sau đó dùng thuốc diệt mối dạng bột phun vào các con mối, làm cho chúng dính thuốc chạy về tổ, con này sẽ lây sang con khác và lây lan ra cả tổ, sau 7-10 ngày toàn bộ tổ mối sẽ bị tiêu diệt.

Để diệt mối theo phương pháp hoá sinh, trước hết phải chuẩn bị mồi nhử (các loại gỗ mềm như trám, trẩu, bồ đề, mỡ…) hoặc mua mồi nhử tại các cơ sở diệt mối trên thị trường. Thanh gỗ làm mồi nhử mối thường rộng từ 3-10 cm, dày 1-1,5 cm, dài tuỳ thuộc vào kích thước hộp nhử, hố nhử (hộp nhử, hố nhử thường có kích thước 30x30x30cm). Mỗi cạnh của hộp nhử, hố nhử phải có lỗ tiêu thoát nước hoặc lỗ thông hơi, đường vào cho mối và có nắp để mở khi phun thuốc. Mồi nhử thường tẩm thêm dung dịch nước đường tỷ lệ 20% để mối tập trung nhanh hơn. Khi mồi nhử tẩm dung dịch nước đường đã khô mới xếp vào hộp nhử. Đặt hộp nhử mối ở các vị trí yên tĩnh; cứ có đường mối đi ở đâu, thấy mối xuất hiện là đặt hộp ở đó.Nếu thấy mối xuất hiện nhiều nơi thì đặt ở góc nhà, sát mặt đất là tốt nhất để không ảnh hưởng sinh hoạt, tiện phun thuốc.Mùa đông, tránh đặt hộp nhử ở nơi gió lạnh, vì mối chỉ tập trung ở những nơi ẩm, kín gió.Khi mối đã tập trung nhiều thì phun thuốc tạo thành làn bụi vào hộp nhử.Sau 2-3 ngày thì dọn bỏ hộp nhử.Sau khi diệt mối lần thứ nhất bằng phương pháp hóa sinh, cần phải dọn sạch mồi nhử, hộp nhử đem đốt bỏ để tránh nhiễm độc cho người. Cứ 4-6 tháng phải kiểm tra tình hình mối một lần, kiểm tra toàn bộ các vị trí, nhất là những nơi kín đáo, nơi mối dễ xâm nhập, nếu thấy mối hoạt động thì tiếp tục nhử và diệt tiếp.

Phòng, chống mối là một trong nội dung công việc rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ công trình và bảo vệ tài sản. Để phòng, chống mối hiệu quả, trước hết phải được sự quan tâm của người chỉ huy đơn vị và ngành nghiệp vụ cấp trên. Đồng thời, vận dụng các biện pháp phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị.

Decis.vn